Lactoferrin là gì? Vai trò của lactoferrin với hệ miễn dịch với trẻ em?
Bé Bụ Bẫm
Th 6 20/09/2024
Lactoferrin là một trong số loại protein có nhiều trong sữa mẹ, sữa bò và sữa bột. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi sinh vật và bổ sung sắt hiệu quả. Để hiểu rõ hơn lactoferrin là gì và có vai trò như thế nào, bạn hãy theo dõi nội dung ngay bên dưới nhé!
1. Lactoferrin là gì?
Lactoferrin là chất đạm thuộc họ transferrin, một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên. Lactoferrin nạp vào cơ thể làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể, đặc biệt là những cơ thể còn non nớt, sức đề kháng rất yếu như trẻ sơ sinh.
Lactoferrin được tìm thấy chủ yếu ở trong sữa động vật có vú và từ nguồn sữa mẹ, đặc biệt là sữa non và giảm dần trong sữa trưởng thành. Sự tồn tại của lactoferrin sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh và ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể hiệu quả.
Chất lactoferrin là thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch
2. Lactoferrin có tác dụng gì đối với sức khỏe?
2.1 Hỗ trợ ức chế nhiễm trùng
Một báo cáo xuất hiện từ Tạp chí Nhiễm Trùng và Hóa trị vào năm 2014 đã xác định rằng lactoferrin có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn khác nhau, bởi cơ chế điện tích dương của lactoferrin. Các điện tích dương này sẽ liên kết với điện tích âm trên bề mặt của tế bào vi khuẩn, từ đó làm chúng trung hòa điện tích.
Ngoải ra, lactoferrin cũng có thể ngăn cản virus gắn với tế bào chủ, từ đó tác động đến nhiều chủng virus khác nhau, ức chế nhiễm trùng.
Lactoferrin ngăn cản virus gắn với tế bào chủ
2.2 Ức chế quá trình nhiễm viêm gan C
Theo nghiên cứu vào năm 2013 ở Hepatology Research, việc điều trị bằng thuốc lactoferrin có thể tăng cường mức độ interleukin -18 - một loại protein trong hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại bệnh viêm gan C.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự mâu thuẫn trong việc chứng minh về khả năng xâm nhập của virus viêm gan C vào tế bào đích lactoferrin. Vì vậy, lactoferrin có thật sự ức chế quá trình nhiễm viêm gan C không là vấn đề vẫn chưa có lời giải chính thức.
Lactoferrin ức chế virus viêm gan C
2.3 Cải thiện mụn và nhiễm trùng da
Trong một nghiên cứu trên tạp chí Nutrition năm 2010 đã công bố việc tiêu thụ sữa lên men với lactoferrin có trong hàm lượng sẽ làm giảm các tổn thương liên quan đến mụn. Những người sử dụng sữa có lactoferrin đã hạn chế đáng kể số lượng mụn trứng cá, các ổ viêm, lượng bã nhờn tiết ra trên da và cả triacylglycerol - một loại chất béo - trên bề mặt da.
Một nghiên cứu khác vào năm 2017 cũng đã kết luận sử dụng lactoferrin kết hợp với vitamin E và kẽm sẽ giúp cải thiện hàng loạt các tổn thương liên quan đến mụn và viêm nhiễm.
Lactoferrin còn cải thiện các bệnh ngoài da
2.4 Cải thiện vấn đề loãng xương
Theo một báo cáo vào năm 2015 trên PLoS One, các thử nghiệm đã nhận thấy lactoferrin có thể hoạt động cùng với hydroxyapatite để kích thích sự phát triển của nguyên bào xương (tế bào tạo xương).
Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên tạp chí Osteo System International vào năm 2009 cũng cho thấy việc dùng lactoferrin sẽ thúc đẩy sức khỏe xương ở phụ nữ sau mãn kinh, hạn chế quá trình tiêu xương và tăng mật độ xương nhanh chóng.
Ngăn ngừa loãng xương nhờ lactoferrin
2.5 Tăng cường hệ thống hệ miễn dịch
Theo giải thích từ các nhà khoa học, lactoferrin mang điện tích dương, do đó chúng sẽ liên kết với điện tích âm của tế bào miễn dịch, từ đó kích hoạt tín hiệu dẫn đến các phản ứng miễn dịch, thúc đẩy và tăng cường hoạt động của hệ thống.
Thúc đẩy và tăng cường hệ miễn dịch
2.6 Cơ chế ngăn ngừa tổn thương do lão hóa
Bản thân lactoferrin đã là nguồn bổ sung protein lớn cho cơ thể, nuôi dưỡng các tế bào. Bên cạnh đó, lactoferrin còn liên kết với sắt, loại bỏ các gốc tự do tạo ra từ sắt, từ đó chống lão hóa cho cả chị em phụ nữ và cánh mày râu.
2.7 Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh
Theo nghiên cứu của Kawaguchi và cộng sự năm 1989, lactoferrin có thể làm tăng số lượng lợi khuẩn đối với trẻ sơ sinh. Tỷ lệ bifidobacterium - lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa sẽ tăng lên, tỷ lệ các hại khuẩn sẽ được giảm xuống, giúp giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh
3. Ai nên bổ sung lactoferrin?
3.1 Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần được bổ sung lactoferrin để cải thiện hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn hay chống nhiễm trùng. Ngoài ra, lactoferrin cũng ngăn cản trẻ sinh non phát triển NEC (viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh).
Cách tốt nhất để bổ sung lactoferrin là bú sữa mẹ. Tuy nhiên, bé được 9 tháng thì sữa mẹ hầu như không còn lactoferrin nữa. Lúc này, mẹ cần cho con dùng thêm sản phẩm chứa lactoferrin mới có thể cung cấp đủ lượng lactoferrin cần thiết cho con.
3.2 Phụ nữ mang thai
Giai đoạn mang thai cơ thể mẹ có nhu cầu sắt cao hơn bình thường. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm hàm lượng lactoferrin để kích thích hàm lượng sắt trong cơ thể gia tăng, đảm bảo cung cấp đủ chất cho cả mẹ và bé.
Lactoferrin có vai trò liên kết và vận chuyển sắt tự do trong máu đến các tế bào để nuôi cơ thể
3.3 Những trường hợp khác
Ngoài những đối tượng trên, người bị tiêu chảy đặc biệt là người lớn tuổi cũng nên bổ sung lactoferrin để ngăn ngừa tiêu chảy. Tuy nhiên, lactoferrin lại không làm giảm nguy cơ tiêu chảy ở trẻ nhỏ đã cai sữa mẹ. Những người suy giảm miễn dịch, thường xuyên ốm vặt hay người mới ốm dậy để cần lactoferrin để tăng cường sức khỏe.
Người ta cũng dùng lactoferrin trong một số trường hợp như: viêm da dị ứng, nhiễm trùng đường tiêu hoá, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan, chống ung thư,... Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào khẳng định hiệu quả của lactoferrin cho những mục đích trên.
Bạn có thể dùng các dòng sữa Ensure như sữa ensure gold, ensure original, sữa nutifood varna,... để bổ sung lactoferrin cho người lớn tuổi.
Người lớn tuổi nên bổ sung lactoferrin
4. Nguồn cung cấp lactoferrin
- Lactoferrin dồi dào nhất là trong sữa mẹ. Sữa các loài động vật có vú khác cũng chứa lactoferrin nhưng hàm lượng rất thấp. Do đó, mẹ nên cho con bú sữa cho đến 9 tháng tuổi để đảm bảo cung cấp đủ lượng lactoferrin.
- Các sản phẩm sữa non, sữa công thức cũng là nguồn cung cấp lactoferrin nhưng chỉ ở lượng thấp, không bằng sữa mẹ).
- Các thực phẩm chức năng trong thành phần có chứa lactoferrin.
5. Liều lượng bổ sung lactoferrin được khuyến cáo
- Trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ chỉ nên nạp vào cơ thể lượng lactoferrin từ 100 - 250mg mỗi ngày. Lactoferrin thường có trong sữa mẹ hoặc được thêm vào sữa công thức. Vì vậy, khi dùng sữa hãy đặc biệt chú ý đến hàm lượng lactoferrin.
- Người lớn: Người lớn nên bổ sung hàm lượng lactoferrin khoảng 200 - 250mg mỗi ngày và liên tục. Tuỳ thuộc vào bệnh tình mà có thể tăng hoặc giảm liều lượng sử dụng.
Cả trẻ nhỏ và người lớn đều cần bổ sung lactoferrin
6. Lưu ý khi sử dụng lactoferrin
- Chú ý liều lượng hấp thu lactoferrin khi cho bé bú hoặc dùng sữa công thức để tránh tình trạng thừa lactoferrin.
- Không dùng lactoferrin liên tục quá 1 năm.
- Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa lactoferrin kém chất lượng, chủ yếu là được chiết xuất từ sữa non của động vật có vú không an toàn đối với sức khỏe.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia khi dùng các sản phẩm bổ sung lactoferrin chung với thuốc điều trị bệnh.
- Nếu xảy ra tình trạng bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Hàm lượng lactoferrin có trong sữa mẹ là nhiều và tự nhiên nhất. Do đó, hãy cho trẻ sơ sinh dùng hoàn toàn sữa mẹ để mang lại hệ miễn dịch hoàn hảo cho trẻ.
Lactoferrin chủ yếu là ở sữa mẹ
7. Những câu hỏi thường gặp khi bổ sung lactoferrin
7.1 Nên dùng lactoferrin trong bao lâu?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng không nên dùng lactoferrin quá 1 năm. Với phụ nữ mang thai và cho con bú được khuyến cáo dùng lactoferrin liên tục trong 8 tuần. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dùng từ 9 tháng đến 1 năm.
Ngoài ra, thời gian sử dụng cũng phụ thuộc vào mục đích mà điều chỉnh liều lượng như: kháng khuẩn, kháng virus, tăng đề kháng hay các vấn đề về tiêu hoá.
7.2 Bổ sung lactoferrin bằng cách nào?
Trẻ sơ sinh hấp thụ lactoferrin bằng việc bú sữa mẹ. Bởi lactoferrin được tìm thấy nhiều nhất ở sữa mẹ sau sinh, đặc biệt là sữa non. Tuy nhiên, bé được 9 tháng thì sữa mẹ hầu như cũng không còn lactoferrin nữa. Lúc đó, mẹ cần bổ sung lactoferrin cho bé bằng cách cho con sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung lactoferrin bên ngoài.
Đối với mẹ bầu, người già, người mới ốm dậy, người sức khỏe yếu nên sử dụng thêm các sản phẩm có chứa thành phần lactoferrin để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Lactoferrin có trong một số loại sữa như: Sữa Morinaga, sữa Meiji, sữa Meiji nội địa