6 tác dụng của Kẽm với trẻ em có thể mẹ chưa biết
Bé Bụ Bẫm
Th 2 21/10/2024
Kẽm (Zinc) là một khoáng chất quen thuộc với nhiều mẹ, nhất là khi nghĩ đến các tác dụng như cải thiện vị giác, giảm biếng ăn, và tăng cường sức đề kháng. Nhưng bên cạnh đó, kẽm còn có nhiều lợi ích khác mà có thể mẹ chưa biết đến. Hãy cùng Ocecri điểm qua 6 tác dụng của kẽm để hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của vi chất này nhé!
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Kẽm là yếu tố thiết yếu giúp duy trì và kích hoạt hệ miễn dịch. Kẽm thúc đẩy sự sản xuất và hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào lympho T và B, giúp nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn, virus, cũng như tế bào lạ. Khi thiếu kẽm, khả năng phản ứng của hệ miễn dịch giảm đi, dễ dẫn đến các bệnh như viêm đường hô hấp và tiêu hóa.
Lợi ích bổ sung Kẽm cho trẻ:
- Giảm 18% nguy cơ tiêu chảy
- Giảm 41% nguy cơ viêm phổi
- Giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng lên đến 50%
2. Giảm biếng ăn
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong duy trì vị giác và khứu giác. Khi thiếu kẽm, trẻ dễ bị mất cảm giác thèm ăn do kẽm liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh hormone như leptin và ghrelin – các hormone điều khiển cảm giác no và đói. Do đó, bổ sung đủ kẽm sẽ giúp kích thích sự thèm ăn, cải thiện vị giác và giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ.
3. Làm lành vết thương, giảm viêm da
Kẽm có tác dụng giảm sự sản xuất cytokine gây viêm, từ đó giúp làm giảm viêm da, mụn trứng cá, và rôm sảy. Đồng thời, kẽm còn tham gia vào việc duy trì hàng rào bảo vệ da, giúp tăng cường quá trình làm lành vết thương, bảo vệ làn da của trẻ khỏi các bệnh ngoài da.
4. Thúc đẩy sự phát triển của trẻ
Kẽm rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển tế bào, hình thành protein và các enzyme. Từ đó, kẽm giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao và cân nặng. Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ sản xuất hormone tăng trưởng, giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu trong giai đoạn phát triển.
Thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm phát triển, còi cọc, và kém phát triển hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
5. Hỗ trợ phát triển não bộ
Kẽm tập trung cao ở những vùng quan trọng của não như vùng hippocampus – vùng liên quan đến trí nhớ và học hỏi. Thiếu kẽm có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ. Kẽm giúp hình thành và duy trì các kết nối thần kinh (synapse), từ đó cải thiện khả năng học hỏi, ghi nhớ và phát triển cảm xúc của trẻ.
6. Bảo vệ mắt, tăng cường thị lực
Một lợi ích quan trọng khác của kẽm là duy trì sức khỏe thị lực. Kẽm giúp chuyển hóa vitamin A thành rhodopsin, một sắc tố cần thiết cho khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, giúp trẻ nhìn rõ hơn vào ban đêm. Ngoài ra, kẽm còn bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý như tổn thương võng mạc và thoái hóa điểm vàng.
Khi nào mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ?
Nếu con có những dấu hiệu dưới đây, mẹ nên xem xét việc bổ sung kẽm cho bé:
- Biếng ăn, không hứng thú với bữa ăn
- Suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển
- Rụng tóc vành khăn, móng tay giòn dễ gãy
- Sức đề kháng yếu, thường xuyên ốm vặt
- Vết thương, viêm da lâu lành
- Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Khó tập trung, kém chú ý
Bổ sung kẽm đúng cách giúp trẻ phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ và cảm xúc. Ba mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé qua các thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm bổ sung hàng ngày để đảm bảo lượng kẽm cần thiết cho giai đoạn phát triển của trẻ.
Xem thêm: Kẽm hữu cơ dạng xịt Zinc Ocecri